Bảo vệ gia súc vào mùa đông với phương châm “3 đủ”

 

Mùa đông sắp đến, tại các địa phương có số lượng chăn thả gia súc lớn, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương châm ‘3 đủ’ là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch đang được thực hiện khẩn trương để bảo vệ gia súc vào mùa đông.

Bảo vệ gia súc vào mùa đông với phương châm “3 đủ”

Phương châm 3 “đủ” để bảo vệ gia súc vào mùa đông là đảm bảo đủ ấm, đủ no và đủ thuốc phòng dịch. Mùa mưa rét thường kéo dài, đặc biệt tại các tỉnh vùng cao, nguy cơ cao làm thiếu nguồn thức ăn cho vật nuôi. Những năm trước đây đã từng xảy ra tình trạng thiếu thức ăn do thời tiết cực đoan, không thể chăn thả trâu, bò. Vì vậy, mùa đông năm nay, bà con nên chủ động tích trữ thức ăn khô cho gia súc, chuẩn bị bạt che chắn, tránh mưa tạt, gió lùa vào chuồng trại.

Ông Nông Văn Quang trú tại xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, Thái Nguyên, đang chăn nuôi 13 con trâu các loại. Là hộ chăn nuôi có kinh nghiệm tại địa phương, ngay từ đầu tháng 11, ông Quang đã chủ động tích trữ rơm khô làm thức ăn cho trâu trong quá trình nuôi nhốt tránh mưa rét. Ngoài ra, ông Quang còn dự trữ thêm thức ăn tinh bột như cám, muối, đường… để tăng nguồn thực phẩm dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho gia súc.

Ông Quang cũng sửa chữa lại chuồng trại nuôi, cam kết không chăn thả bò vào các thời điểm rét đậm, rét hại. Trong điều kiện rét kéo dài cũng chuẩn bị đắp chăn, sưởi ấm cho đàn trâu. Chuồng trại nuôi được vệ sinh, lót thêm rơm khô nhằm góp phần giữ ấm cho vật nuôi.

Theo Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Hà Giang, hiện toàn tỉnh có trên 106.000 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng số 264.000 con. Bảo vệ gia súc khi mùa đông đến, nhất là những ngày nhiệt độ xuống thấp, người dân Hà Giang đã có ý thức làm chuồng chăn nuôi kiên cố, tích trữ thức ăn và tiêm phòng đầy đủ vắcxin.

Ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Hà Giang cho biết, phòng chống đói rét cho đàn gia súc, Hà Giang thực hiện phương châm ba đủ: Đủ ấm, đủ no, đủ thuốc, hiện được các địa phương và bà con nhân dân hưởng ứng tích cực. Do đó, mấy năm trở lại đây, tình trạng trâu, bò bị chết do đói, rét trong những ngày mùa đông đã giảm xuống và gần như không còn xảy ra.

Dự trữ thức ăn thô xanh cho gia súc

Vào mùa đông, ở những tỉnh vùng cao, trời mùa đông lạnh, thậm chí có tuyết rơi. Vì thế, không thể chăn thả tự do như bình thường, việc dự trữ thức ăn thô xanh là một việc vô cùng quan trọng, song song với việc giữ ấm cho gia súc. Trâu, bò cần cho đủ no (một con trâu, bò trưởng thành cần ăn 10% khối lượng cơ thể thức ăn thô, xanh và 1% khối lượng cơ thể thức ăn tinh). Một con trâu, bò nặng 300 kg thì 1 ngày cho ăn 30 kg thức ăn thô xanh và 3 kg thức ăn tinh.

Năm nay, tổng nguồn thức ăn tinh dự trữ tại tỉnh Hà Giang ước khoảng 30.000 tấn, thức ăn thô xanh dự trữ ước khoảng gần nửa triệu tấn, diện tích cỏ hiện có là trên 22.600ha. Toàn tỉnh cũng đã có gần 105.000 hộ chăn nuôi ký cam kết thực hiện các biện pháp phòng chống đói rét cho đàn gia súc, chiếm xấp xỉ 99% tổng số hộ chăn nuôi trâu, bò.

Tại một số địa phương, công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn, phòng chống đói rét để bảo vệ gia súc còn chưa thực sự quyết liệt. Một số huyện dự trữ số lượng thức ăn cho đàn gia súc chưa đảm bảo yêu cầu so với tổng đàn cụ thể.

Bổ sung chất dinh dưỡng vào thức ăn cho gia súc

Theo ông Nguyễn Huy Hà, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Lương, bà con cần chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa. Thường xuyên thay chất độn chuồng và hạn chế rửa chuồng (nhất là lợn con theo mẹ và lợn mới cai sữa). Cần dự trữ chất đốt như củi, trấu, mùn cưa để đốt sưởi ấm cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại. Chuẩn bị bao tải gai, bao tải dứa, chăn len để chống rét cho đàn vật nuôi.

Ngoài ra, vào mùa đông, lượng thức ăn xanh rất khan hiếm nên cần dự trữ rơm và các phụ phẩm nông nghiệp khác ngay sau khi thu hoạch để ủ chua và cho trâu bò ăn với lượng như sau: đối với trâu bò chăn thả cho ăn 5 – 6 kg/con/ngày, đối với trâu bò cày kéo cho ăn 10 – 15 kg/con/ngày và cho ăn thêm cỏ xanh, rơm. Trong mùa đông, người dân duy trì tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch phòng bệnh để tăng khả năng miễn dịch.

Hằng ngày bà con chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm.

Những ngày thời tiết có nhiệt độ từ 13-15 độ C, bà con hạn chế chăn thả trâu bò, cho ăn tại chuồng hoặc cho trâu bò đi muộn về sớm. Che chắn chuồng trại và sưởi ấm cho gia súc đặc biệt là gia súc non. Những ngày thời tiết rét hại dưới 12 độ C khi có sương muối và băng tuyết vào ban đêm, sáng sớm, nhốt gia súc trong chuồng, có che chắn và cho ăn, uống đầy đủ và sưởi ấm. Mặc áo chống rét cho trâu bò nhất là trâu bò già và bê nghé. Chỉ thả trâu bò ra ngoài khi đã tan sương, có nắng.

Tạm kết

Với sự vào cuộc chủ động tích cực của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, sự chủ động của người dân trong phòng, chống đói, rét cho gia, mùa đông những năm qua, số lượng trâu bò, gia súc bị chết đói. chết rét đã hạn chế rất nhiều. Với nguyên tắc “3 đủ” được tuyên truyền rộng rãi, bà con chăn nuôi gia súc đã có thể chủ động trong việc bảo vệ đàn gia súc của mình. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của thời , các địa phương cần hướng dẫn người dân áp dụng đồng bộ các biện pháp bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông.

———————————

Hỗ trợ tư vấn giải pháp tự động hóa nông nghiệp ”AgriHT-Nông nghiệp thông minh HT”
📞Hotline: 038.243.8882 (Mr Triệu)
📌Địa chỉ: Tòa C7, Đại học Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi AgriHT.Com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 32 seconds


This will close in 0 seconds