Trên những triền núi cao hay những dòng suối nhỏ dưới chân núi, người dân huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) xây bể, đào ao thả cá, dựng nên nhiều mô hình hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi cá nước lạnh kết hợp du lịch
Pù Lầu là đỉnh núi cao của dãy Phja Boóc thuộc xã Yến Dương (huyện Ba Bể). Từ đỉnh núi, một dòng suối nhỏ chảy quanh co, đổ về phía bản Phiêng Phàng ở dưới chân núi.
Nhiều năm nay, người dân Phiêng Phàng đã tận dụng nguồn nước mát mẻ của dòng suối để nuôi cá nước lạnh. Lúc đầu, chỉ có một hộ xây bể nuôi cá tầm; sau một thời gian nhìn thấy hiệu quả, mô hình nuôi cá tầm, cá hồi ở Phiêng Phàng bắt đầu phát triển. Vài năm gần đây, thôn Phiêng Phàng phát triển du lịch cộng đồng nên việc tiêu thụ cũng thuận lợi, cá tầm, cá hồi ở đây được nhiều người biết đến. Không chỉ bán được cá, khách du lịch đến Phiêng Phàng tham quan cũng có thêm không gian trải nghiệm, từ đó góp phần đa dạng sản phẩm du lịch của thôn.
Ngoài ra, tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong (Hòa Bình), là một xã thuộc vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Khi Thuỷ điện Hòa Bình được xây dựng và tích trữ nước, Thung Nai trở thành hồ chứa nước khổng lồ, những ngọn núi cao được bao quanh bởi nước, tạo nên những ốc đảo thu nhỏ mang vẻ đẹp mê đắm lòng người.
Nhìn ra những lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn, độ sâu lý tưởng, cùng với định hướng phát triển Thung Nai thành điểm du lịch hấp dẫn, nhiều hộ dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư sang nuôi cá bằng lồng bè HDPE. Vừa tận dụng được lợi thế nguồn nước sạch vùng lòng hồ, vừa tạo ra sản phẩm sạch tại chỗ, cung cấp cho việc phát triển du lịch.
Lợi ích của mô hình nuôi cá nước lạnh kết hợp du lịch
Đa phần, các địa phương nói trên đều sở hữu các thắng cảnh thu hút rất nhiều khách du lịch. Như ở Hòa Bình, nơi có hồ thủy điện Hòa Bình, một nơi vừa có rừng núi hoang sơ, vừa có sông nước hùng vĩ. Hay như huyện Ba Bể, nơi nổi tiếng với vùng sông nước Ba Bể với những con suối, ngọn thác đẹp mê hồn.
Điểm chung của các địa điểm trên là đều có các thắng cảnh vùng sông nước. Vì thế, việc kết hợp thêm với nuôi trồng các loài cá nước ngọt sẽ vô cùng thuận tiện và dễ dàng. Ngoài ra, việc du lịch phát triển cũng giúp việc tiêu thụ các loài cá nuôi thuận lợi, có những loài còn được coi là đặc sản.
Bà Triệu Thị An, thôn Phiêng Phàng (xã Yến Dương), cho biết, mô hình nuôi cá tầm, cá hồi rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây. Do nguồn nước mát, sạch nên cá phát triển tốt. Vài năm gần đây, thôn Phiêng Phàng phát triển du lịch cộng đồng nên việc tiêu thụ cũng thuận lợi, cá tầm, cá hồi ở đây được nhiều người biết đến. Không chỉ bán được cá, khách du lịch đến Phiêng Phàng tham quan cũng có thêm không gian trải nghiệm, từ đó góp phần đa dạng sản phẩm du lịch của thôn.
Nuôi cá nước lạnh kết hợp du lịch liệu có đơn giản?
Việc nuôi cá nước lạnh kết hợp du lịch nghe chừng có vẻ khó khăn, nhưng thực ra lại khá đơn giản và thuận tiện. Bởi đa phần các loại cá nuôi ở các địa phương du lịch đều là các loại cá đặc sản, phù hợp với địa hình và thời tiết ở khu vực đó. Điều quan trọng là cần có kinh nghiệm nuôi trồng, sở hữu các ao nuôi có diện tích đủ lớn.
Như ở Bản Chán, xã Đồng Phúc (huyện Ba Bể), có dòng suối trong lành, nguồn nước mát về mùa hè, ấm về mùa đông chảy qua.Tận dụng lợi thế này, ông Hoàng Văn Tâm đào ao thả cá. Năm 2012, khi mới bắt đầu, ông Tâm thả những loại cá dễ nuôi như cá chép, rô phi, cá trôi, cá trắm. Ngay vụ đầu tiên, doanh thu đạt hơn 100 triệu đồng, trừ chi phí, ông Tâm cũng có vài chục triệu để tái đầu tư.
Nói về nuôi cá, ông Tâm chia sẻ, quan trọng là phải nắm được kỹ thuật, ao phải luôn có nguồn nước sạch, lượng thức ăn phù hợp, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, ngoài ra có thể trồng thêm cỏ voi. Hiện tại, mỗi năm mô hình nuôi cá của ông Tâm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng, tạo việc làm thời vụ từ 5-7 lao động tại địa phương.
Ông Tô Phong Nhuận, Chủ tịch UBND xã Đồng Phúc (huyện Ba Bể), cho biết, mô hình nuôi cá của ông Hoàng Văn Tâm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm thêm cho người dân địa phương. Hiện nay, xã cũng đang khuyến khích người dân, các hợp tác xã đầu tư nuôi cá, trong đó chú trọng nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao.
Tạm kết
Như vậy, có thể nói mô hình nuôi cá nước lạnh kết hợp du lịch dù còn khá mới mẻ, song không quá khó khăn đối với người nông dân. Một số hợp tác xã nuôi cá nước lạnh đã hình thành mô hình tổng hợp từ nuôi cá đến chế biến món ăn phục vụ du khách đến trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Điều cần thiết là sự hỗ trợ, đầu tư của chính quyền địa phương để giúp bà con nông dân vượt qua khó khăn, thách thức. Vừa giúp nâng cao kinh tế, đời sống địa phương, vừa quảng bá đặc sản, danh lam thắng cảnh của đất nước tới khách du lịch.
———————————-