Trong quá trình nuôi tôm, chất lượng môi trường nước hay đặc biệt là độ mặn của nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của tôm. Nếu độ mặn quá cao hoặc quá thấp, cũng đều gây là nguy hại đến tăng trưởng của tôm, thậm chí là gây chết. Vậy độ mặn bao nhiêu là phù hợp? Và có những cách nào để tăng độ mặn của tôm một cách hiệu quả? Hãy cùng AgriHT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Độ mặn là gì? Vai trò của độ mặn trong ao nuôi tôm
Độ mặn được hiểu là khả năng hòa tan của muối trong một lượng nước xác định, được đo bằng khúc xạ kế đo độ mặn và được biểu thị bằng phần nghìn (ppt) hoặc phần trăm (%). Độ mặn là một yếu tố sinh thái có tầm quan trọng đáng kể trong ao nuôi tôm ảnh hưởng đến các loài sinh vật sống trong nước.
Kiểm soát độ mặn tốt giúp tăng chất lượng thủy sản nuôi trồng. Để vụ nuôi thu lợi tốt bà con cần biết cách thường xuyên kiểm tra độ mặn trong ao nuôi. Nếu độ mặn quá cao, tôm không thể sinh sống được ngược lại độ mặn quá thấp sẽ tạo điều kiện cho tảo và một số các loài sinh vật khác phát triển.
Độ mặn trong ao nuôi tôm bao nhiêu là phù hợp?
Mỗi loại tôm sẽ sinh trưởng và cần một môi trường nước có độ mặn khác nhau để phát triển tốt nhất. Đây là kiến thức cơ bản và quan trọng mà bất kỳ người nuôi tôm nào cũng đều phải nắm rõ.
- Đối với tôm thẻ chân trắng: Có thể chịu được độ mặn từ 2 – 40‰ (phần nghìn), sinh trưởng tốt nhất ở 10 – 25‰. Nếu nước mặn > 35‰ tôm sẽ có biểu hiện chán ăn, chậm lớn. Ngược lại, nếu các chỉ số này ở mức quá thấp bà con nên bổ sung các dưỡng chất có trong thức ăn để tăng sức đề kháng cho tôm, giúp tôm phát triển tốt.
- Đối với tôm sú: Có thể sống trong môi trường có độ mặn trải dài từ 3 45‰, phù hợp nhất từ 15 – 20‰.
Nhìn chung, có thể kết luận rằng tôm sinh trưởng và phát triển được trong độ mặn từ 10 – 20‰. Việc kiểm soát độ mặn là điều nên làm, vì nó giúp bà con có được một vụ nuôi tốt hơn. Khi độ mặn trong ao nuôi tôm chưa đạt yêu cầu, ví dụ như nước đưa vào ao chưa đạt, hay mưa lớn làm loãng độ mặn trong ao, khi đó việc tăng độ mặn cho ao là cần thiết.
Cách tăng độ mặn trong ao nuôi tôm một cách
Để tăng độ mặn trong ao nuôi tôm, trước tiên, người nuôi phải hiểu được tình trạng độ mặn trong ao nuôi của mình. Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị máy móc để đo trực tiếp nồng độ mặn trong ao nuôi, bà con cần biết cách quan sát độ mặn trong ao nuôi thông qua biểu hiện của tôm nuôi như tôm bỏ ăn, chậm lớn,… Sau đây là một số cách để tăng độ mặn trong ao nuôi tôm mà AgriHT đưa đến cho mọi người:
- Đưa nước biển vào ao lắng, để nước bốc hơi từ đó làm tăng độ mặn cho ao nuôi tôm: Để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm, cách đơn giản nhất là bà con cần chuẩn bị một ao lắng chứa nước, đưa nước biển vào trong ao và để nước bốc hơi lên, quá trình bốc hơi nước sẽ làm tăng độ mặn trong ao. Khi nuôi, bà con chỉ cần bổ sung dần nước vào ao để tăng độ mặn lên. Đây là một cách hiệu quả mà bà con có thể áp dụng. Tuy nhiên, đối với những khu vực nuôi tôm không gần biển thì sẽ khó để áp dụng cách này.
- Sử dụng “muối biển nhân tạo” để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm: Đây là cách cũng được khá nhiều bà con lựa chọn để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm khi ao nuôi không gần nguồn nước biển. Bà con cần pha muối với nước theo liều lượng được hướng dẫn trên bao bì và đánh xuống ao từ từ để tránh làm sốc môi trường nước, ảnh hưởng đến tôm.
- Sử dụng “nước ót” để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm: Nước ót là loại nước còn tồn lại trong ruộng muối, sau khi đã lấy muối kết tinh ra. Vì thế mà hàm lượng độ mặn trong nước ót rất cao, và nó cũng được bà con sử dụng để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm. Liều lượng nước ót thường được sử dụng là: 1 lít nước ót + 100 lít nước ao.
- Sử dụng “vi sinh” để tăng độ mặn cho ao nuôi tôm: Một số loại vi sinh đã được nghiên cứu là có khả năng làm tăng độ mặn cho ao nuôi tôm. Tuy nhiên khi sử dụng bà con nên chú ý về liều lượng để tránh tình trạng làm tôm bị ngộ độc. Ngoài ra bà con có thể bổ sung thêm men vi sinh chịu mặn như Microbe-Lift AQUA C để giúp kiểm soát chất lượng nước, xử lý các vấn đề như nước lợn cợn, váng bọt, tảo tàn trong ao giúp nước ao ổn định chất lượng suốt vụ nuôi.
Giải pháp từ AgriHT:
Với mong muốn giúp người chăn nuôi chủ động trong việc kiểm soát chất lượng nước ao nuôi, lượng thức ăn,… bằng cách áp dụng công nghệ cao vào ngành nuôi tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, Nông nghiệp thông minh AgriHT đã phát triển và chế tạo thành công Hệ thống nuôi trồng thủy sản tự động với mã sản phẩm HT-08 giúp quản lí chất lượng nước và tự động hóa một số công việc lặp lại thường ngày như cho vật nuôi ăn, thao tác với máy sục khí, kiểm soát chất lượng nước,…
Hệ thống ứng dụng các công nghệ tiên tiến như tích hợp nhiều loại cảm biến với độ nhạy cao, Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet of Things (IoT) giúp kiểm soát giám sát nước ao 24/24 qua điện thoại thông minh, phát hiện những mối nguy hại cho nguồn nước một cách nhanh chóng nhất, dữ liệu nuôi trồng được lưu trữ và quản lý một cách an toàn giúp người chủ nuôi có thể theo dõi sự phát triển của thủy sản, đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định thông minh về quản lý,…
Như vậy, với Hệ thống nuôi trồng thủy sản tự động giờ đây người chăn nuôi thủy sản không cần quá bận tâm về các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát lượng thức ăn chăn nuôi,… mà vẫn đảm bảo được môi trường ao nuôi được an toàn và vệ sinh. Qua đó, không chỉ bệnh đốm đen trong nuôi tôm mà các loại bệnh liên quan đến môi trường nước khác cũng được phòng ngừa và kiểm soát triệt để.
———————————-