Bệnh đốm đen trong nuôi tôm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Bệnh đốm đen trong nuôi tôm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Giới thiệu:

Bệnh đốm đen trong nuôi tôm là gì?

Bệnh đốm đen hay còn gọi là Melanosis (Black Spot) là một bệnh nguy hiểm thường gặp trên nhiều loại tôm, ví dụ như các loại tôm thẻ chân trắng, chân vàng,… Hiện nay,bệnh đốm đen trong nuôi tôm là bệnh nguy hiểm, gây ra ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi tôm ở Việt Nam. Nếu tôm bị nhiễm bệnh đốm đen không có biện pháp điều trị và xử lý kịp thời sẽ có thể khiến tôm bị chết hàng loạt bởi tỉ lệ lây bệnh rất cao và khả năng gây chết lên đến 80-90%.

Vì vậy, nhận biết sớm được những dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen trong nuôi tôm cùng với nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mọi người chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị cho tôm nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh gây ra thiệt hại quá nặng nề. Bài viết này của AgriHT sẽ giúp hiểu rõ hơn về bệnh đốm đen trong nuôi tôm và các biện pháp phòng trừ và điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra bệnh đốm đen trong nuôi tôm

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đốm đen trong nuôi tôm là do chất lượng môi trường ao nuôi chưa tốt khi hàm lượng khí độc NH3, N2O và H2S vượt ngưỡng cho phép, độ kiềm không đạt 100ppm và nồng độ oxy hòa tan thấp hơn 6ppm. Đó là điều kiện lý tưởng cho các loài vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt là vi khuẩn NHPB. Những loài vi khuẩn này sẽ tiết ra các chất gây ăn mòn lớp vỏ kitin của tôm, sau khi lành lại sẽ xuất hiện những đốm đen trên vỏ tôm.

 

Những nhóm sinh vật khác như nấm, động vật nguyên sinh cũng là nguyên nhân gây tổn thương vỏ tôm. Nấm có thể tác động trực tiếp đến mang hoặc vỏ tôm và gây ra những đốm đen trên vỏ tôm. Các loài động vật nguyên sinh có thể gây ra bệnh đen mang làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của tôm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm đen trong nuôi tôm

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh đốm đen trong nuôi tôm là tôm bị cụt đuôi, mòn râu. Tuy nhiên, tôm vẫn ăn bình thường. Khi nhiễm khuẩn nặng hơn, râu và đuôi tôm sẽ chuyển sang màu đỏ.

Ở giai đoạn tiếp theo, sức khỏe của tôm giảm sút đáng kể, sức ăn giảm thậm chí có thể bỏ ăn, hoạt động chậm chạp. Đồng thời, tôm cũng bắt đầu xuất hiện những đốm đen rải rác trên vỏ, giáp đầu ngực và toàn thân. Ở giai đoạn này, tôm xuất hiện dấu hiệu bị trắng lưng, đục thân và dính vỏ do lột xác không hoàn toàn.

Khi bệnh nặng, khả năng lây nhiễm ra toàn bộ ao nuôi là rất cao. Khoảng 70-80% đàn tôm xuất hiện đốm đen. Gan tụy nhợt nhạt, ruột rỗng, bề mặt tôm đen và có mùi hôi, tôm tấp mé và có thể chết rải rác kéo dài.

 

Cách điều trị bệnh đốm đen trong nuôi tôm

Khi ao nuôi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm bệnh đốm đen trong nuôi tôm, ta cần:

  • Tiến hành thay dần nước ao để trôi bớt vi khuẩn ra ngoài. Tuy nhiên, cần chú ý mức thay nước mỗi lần để tránh sốc nhiệt cho tôm. Tỷ lệ thay nước có thể tham khảo khoảng từ 10 – 30% thể tích ao.
  • Sử dụng chất diệt khuẩn mạnh để loại bỏ vi khuẩn trên tôm và kích thích tôm lột vỏ để loại bỏ đốm đen. Có thể dùng BKC với liều lượng 1 lít/ 1000 mét khối nước. Chú ý, với hợp chất này ta cần sử dụng vào lúc trời trưa nắng. Vì BKC có tác dụng diệt khuẩn mạnh, do đó tránh trường hợp chúng tụ hội gây hiện tượng sốc cục bộ trong ao nuôi, khi sử dụng, cần chạy quạt mạnh để hợp chất được lan rộng đều và diệt khuẩn trên khắp toàn bộ ao.
  • Sau khi sử dụng hợp chất diệt khuẩn khoảng 2-3 ngày, mọi người cần bổ sung lại hệ vi sinh cho ao nuôi tôm. Bởi vì khi sử dụng, các hợp chất diệt khuẩn vô tình tiêu diệt cả các chủng vi sinh vật có lợi trong ao. Có thể tham khảo các men vi sinh chứa các chủng sinh vật xử lý nước và các sinh vật xử lý bùn đáy để sử dụng cho ao nuôi của mình.

Cách phòng ngừa bệnh đốm đen trong nuôi tôm:

Khi ao nuôi bị nhiễm bệnh, dù ít hay nhiều cũng sẽ khiến mọi người tốn thời gian, chi phí xử lý, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất mùa vụ. Do đó, ưu tiên hàng đầu vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh đốm đen trong nuôi tôm như:

  • Kiểm soát lượng thức ăn đưa xuống ao nuôi, tránh để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển.
  • Giữ cho đáy ao nuôi sạch trong suốt quá trình nuôi. Sử dụng các biện pháp như xi-phông đáy ao, bổ sung các dòng men vi sinh phân hủy bùn đáy, thức ăn thừa và phân tôm ở tầng đáy để giữ đáy ao luôn sạch cũng như kiểm soát mùi hôi trong suốt quá trình nuôi.
  • Kiểm soát các yếu tố môi trường, đảm bảo mọi thứ ở ngưỡng an toàn cho sự phát triển của tôm qua các chỉ số: DO > 4mg/l, pH (7.2 – 8.8), độ mặn (10 – 25‰), nhiệt độ (25 – 30 °C), độ kiềm (20 – 50mg/l), độ cứng của nước (20 – 150 ppm)…

Giải pháp từ AgriHT:

Với mong muốn giúp người chăn nuôi chủ động trong việc kiểm soát chất lượng nước ao nuôi, lượng thức ăn,… bằng cách áp dụng công nghệ cao vào ngành nuôi tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, Nông nghiệp thông minh AgriHT đã phát triển và chế tạo thành công Hệ thống nuôi trồng thủy sản tự động với mã sản phẩm HT-08 giúp quản lí chất lượng nước và tự động hóa một số công việc lặp lại thường ngày như cho vật nuôi ăn, thao tác với máy sục khí, kiểm soát chất lượng nước,…

Hệ thống ứng dụng các công nghệ tiên tiến như tích hợp nhiều loại cảm biến với độ nhạy cao, Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet of Things (IoT) giúp kiểm soát giám sát nước ao 24/24 qua điện thoại thông minh, phát hiện những mối nguy hại cho nguồn nước một cách nhanh chóng nhất, dữ liệu nuôi trồng được lưu trữ và quản lý một cách an toàn giúp người chủ nuôi có thể theo dõi sự phát triển của thủy sản, đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định thông minh về quản lý,…

Như vậy, với Hệ thống nuôi trồng thủy sản tự động giờ đây người chăn nuôi thủy sản không cần quá bận tâm về các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát lượng thức ăn chăn nuôi,… mà vẫn đảm bảo được môi trường ao nuôi được an toàn và vệ sinh. Qua đó, không chỉ bệnh đốm đen trong nuôi tôm mà các loại bệnh liên quan đến môi trường nước khác cũng được phòng ngừa và kiểm soát triệt để.

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Email: 01234trieuda@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepthongminhHT
Liên hệ:   https://agriht.com/lien-he/

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Định Công- Hoàng Mai- Hà Nội
  • Cơ sở 2: Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk

Số điện thoại:

  • Triệu:  038 243 8882
  • Quân: 036 497 2241
    https://drive.google.com/file/d/1fKGqT_80dQslb3BkVFRk9YcQy9gWjTy0/view?usp=sharing
Cảm ơn bạn đã theo dõi AgriHT.Com

One thought on “Bệnh đốm đen trong nuôi tôm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0382438882