Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới nuôi trồng thủy hải sản

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới nuôi trồng thủy hải sản

 

Nguồn nước không đảm bảo cho ao nuôi thủy sản của bạn bởi ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng? Chỉ với những biện pháp xử lí nước truyền thồng liệu đã đảm bảo cho vật nuôi? Môi trường nước là yếu tố cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của thủy hải sản. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và dần trở thành vấn đề đáng báo động tại Việt Nam. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân và hậu quả tiêu cực của nước ô nhiễm lên con nuôi, từ đó giúp bạn hiểu thêm các biện pháp để khắc phục kịp thời vấn đề trên.  

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước hay còn được biết đến với tên gọi bằng tiếng Anh là Water pollution, dùng để chỉ hiện tượng các vùng nước như hồ, sông, biển, nước ngầm, … bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ làm thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước chứa các chất độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người và hệ sinh vật.

Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu đen, màu vàng, màu nâu đỏ, …), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, …) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết.

Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước

Có thể nói, tất cả các hoạt động nuôi trồng, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của con người đều phải sử dụng đến nước. Tuy nhiên, nếu nguồn nước thải ra ngoài môi trường chưa qua xử lý thì sẽ gây gia tăng tình trạng ô nhiễm nước như hiện nay. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước:

Chất thải công nghiệp

Có thể nói, đây là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng môi trường nước ngày càng xấu đi như hiện nay. Sự xuất hiện dày đặc của các khu công nghiệp, đồng nghĩa với việc hằng ngày có tới hàng nghìn m³ nước thải đổ thẳng ra các ao, hồ, sông, suối mà chưa hề qua xử lý, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước.

Trong nước thải công nghiệp có chứa rất nhiều Anion gây ô nhiễm môi trường nước như K+, Na, PO43, Cl-, SO42-, … và vô số hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như As, Cr, Cd, Hg, F, Pb, Sb, … Chúng sẽ hòa tan trong nước và khiến nguồn nước bị thay đổi thành phần hóa học theo chiều hướng có hại.

Chất thải nông nghiệp

Trong quá trình trồng trọt, người dân sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, … vượt quá liều lượng cho phép nguyên nhân dễ dàng nhận thấy nhất. Việc vứt bỏ các vỏ chai đựng hóa chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng bừa bãi xuống bờ ruộng, kênh rạch cũng chính là yếu tố tác động tới nguồn nước bởi lượng hóa chất bị tồn dư.

Thêm vào đó, thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài môi trường trở thành tác hại không hề nhỏ. Do vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn ngày càng nên nghiêm trọng và chưa có nhiều biện pháp giải quyết triệt để.

Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý

Với sự bùng nổ dân số thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, mỗi ngày, một lượng lớn nước thải được xả thẳng ra tự nhiên mà không trải qua bất kì công đoạn xử lý nào. Trong đó có chứa lẫn cả rác thải nhựa. Vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng.

Chất thải y tế

Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy rất nhiều bệnh viện và các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm đều chưa trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu. Nước thải từ những đơn vị, tổ chức này đều ẩn thành phần hóa học độc hại và có thể là cả mầm bệnh, Virus,. Nếu xả thẳng ra môi trường, điều này không chỉ làm giảm chất lượng nguồn nước mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.

Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế, nếu các cơ sở này không có phương hướng xử lí rác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy cơ không hề nhỏ với môi trường nước.

Đô thị hóa

Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu để phát triển xã hội nhưng đi kèm với việc mở rộng diện tích đô thị là đất đai quy hoạch thành chung cư, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường dẫn đến các vấn đề ô nhiễm môi trường. Sông ngòi, ao hồ cũng dần bị san lấp làm giảm diện tích mặt nước tự nhiên, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nước.

Chất thải từ thủy sản trong ao nuôi

Bên cạnh những lí do nêu trên, chất thải trong nuôi trồng thủy sản cũng là yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước, chúng là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn… là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành,

Vì vậy việc cho ăn đúng lượng không những giúp tiết kiệm chi phí mà còn tránh gây ô nhiễm ao nuôi.

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới nuôi trồng thủy hải sản

Thực trạng ở việt nam

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam cũng không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm nhiễm môi trường nước ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng.

Ví dụ dẫn chứng về ô nhiễm môi trường nước ở nước ta tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành khảo sát vào năm 2020 chỉ ra rằng:

  • Tại Thành phố Hà Nội: Khoảng 350 – 400 nghìn m3 nước thải và hơn 1.000 m3 rác thải xả ra mỗi ngày, nhưng chỉ 10% được xử lý, số còn lại xả trực tiếp vào sông ngòi gây ô nhiễm nước khiến cá chết hàng loạt ở Hồ Tây, mức độ ô nhiễm rộng khắp 6 quận (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Tây Hồ).
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000 m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm.

Những số liệu về ô nhiễm môi trường nước được dẫn chứng ở trên sẽ không ngừng gia tăng mỗi ngày nếu chúng ta không nhanh chóng có biện pháp giảm thiểu, loại trừ.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước tới nuôi trồng thủy hải sản

Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho vật nuôi, bao gồm:

  • Giảm lượng oxy, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của thủy sản, khiến chúng yếu ớt, chậm phát triển và dễ mắc bệnh.
  • Thay đổi độ pH dẫn đến thiếu hụt hoặc dư thừa quá mức cần thiết, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của thủy sản.
  • Giảm sức đề kháng của thủy sản, khiến chúng dễ mắc bệnh hơn.
  • Dịch bệnh lây lan nhanh chóng trong khu vực nuôi trồng.
  • Thủy sản nhiễm độc, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
  • Chất lượng vật nuôi giảm khiến thịt mềm nhũn, tanh, mất hương vị.
  • Giảm giá trị, giá thành thủy hải sản

nuôi trồng thủy hải sản

Biện pháp khắc phục

  • Sử dụng các hệ thống lọc nước hiện đại để loại bỏ các chất ô nhiễm như ammoniac, nitrat, nitrit và phốt pho từ nguồn cấp nước trước khi sử dụng.
  • Sử dụng men vi sinh, chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường trong nuôi trồng thủy hải sản một cách cẩn thận để giảm thiểu mầm bệnh, cung cấp môi trường sống tốt nhất cho vật nuôi.
  • Giám sát và đánh giá định kỳ chất lượng nước để phát hiện sớm các vấn đề trong nước và triển khai biện pháp khắc phục, đảm bảo rằng nước đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cho thủy hải sản.
  • Chuyển sang các phương pháp nuôi trồng sạch như hệ thống thủy canh hoặc hồ bơi thủy sản được thiết kế để có thể tái sử dụng nước với hệ thống tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động từ nguồn nước tự nhiên.
  • Bảo trì, thay thế và sửa chữa hệ thống xử lý nước cho ao nuôi một cách thường xuyên.
  • Cho ăn đúng lượng, tránh dư thừa dẫn đến ô nhiễm ao nuôi.

Sản phẩm đến từ AgriHT

Với mong muốn áp dụng công nghệ cao vào quy trình sản xuất, hiện đại hóa ngành nuôi trồng thủy hải sản, Nông Nghiệp Thông Minh HT đã phát triển và chế tạo thành công Hệ thống nuôi trồng thủy sản tự động với mã sản phẩm HT-08 giúp quản lí chất lượng nước và tự động hóa một số công việc lặp lại thường ngày như cho vật nuôi ăn, thao tác với máy sục khí, v.v 

Hệ thống ứng dụng các công nghệ tiên tiến như tích hợp nhiều loại cảm biến với độ nhạy cao, Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet of Things (IoT) giúp kiểm soát giám sát nước ao 24/24 qua điện thoại thông minh, phát hiện những mối nguy hại cho nguồn nước một cách nhanh chóng nhất, dữ liệu nuôi trồng được lưu trữ và quản lý một cách an toàn giúp người chủ nuôi có thể theo dõi sự phát triển của thủy sản, đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định thông minh về quản lý, v.v

nuôi trồng thủy sản tự động

Chi tiết liên hệ:
Email: 01234trieuda@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepthongminhHT
Liên hệ:   https://agriht.com/lien-he/

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Định Công- Hoàng Mai- Hà Nội
  • Cơ sở 2: Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk

Số điện thoại:

  • Triệu: 038 243 8882
  • Quân: 036 497 2241

#nông_nghiệp_thông_minh_HT #HT #nông_nghiệp_thông_minh #thủy_sản #nuôi_trồng_tự_động #nuôi_trồng_thủy_sản_tự_động #nuôi_trồng_thủy_hải_sản #thủy_sản_tự_động #hệ_thống_tự_động #hệ_thống_nuôi_trồng_thủy_sản_tự_động #xử_lí_nước_ô_nhiễm #kiểm_soát_nguồn_nước #kiểm_soát_chất_lượng_nước #quản_lý_nguồn_nước #quản_lý_chất_thải #theo_dõi_chất_lượng_nước #ô_nhiễm_nguồn_nước #chất_lượng_nước

Cảm ơn bạn đã theo dõi AgriHT.Com

3 thoughts on “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới nuôi trồng thủy hải sản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0382438882