Nuôi trồng thủy sản: Khắc phục thiệt hại hậu siêu bão Yagi

Nuôi trồng thủy sản: Khắc phục thiệt hại hậu siêu bão Yagi

Siêu bão Yagi và những thiệt hại đến ngành nuôi trồng thủy sản

Siêu bão Yagi – cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm qua

Cơn bão số 3, siêu bão Yagi, vừa đổ bộ vào miền Bắc nước ta đã gây ra thiệt hại vô cùng lớn đến kinh tế cũng như đời sống của người dân miền Bắc. Siêu bão Yagi là cơn bão có cường độ lớn nhất trong 30 năm qua hoạt động trên biển Đông.

Tại Hải Phòng, Quảng Ninh, những tỉnh đầu tiên chịu ảnh hưởng khi siêu bão đổ bộ ghi nhận mưa lớn kèm sức gió khủng khiếp cấp 12 giật cấp 13 cùng với giông lốc và sấm sét. Ở thủ đô Hà Nội và các tỉnh sâu trong đất liền, khi cơn bão càn quét qua, mặc dù mức độ nguy hiểm của cơn bão đã giảm, song vẫn ghi nhận sức gió cấp 6-7. giật cấp 9-10, gây ra rất nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Thiệt hại của siêu bão Yagi đến ngành nuôi trồng thủy sản

Việc siêu bão Yagi đổ bộ đi kèm với lượng mưa lớn đã gây ra rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản. Hàng trăm hộ nuôi tôm cá lồng bè đã gần như mất trắng sau khi siêu bão đổ bộ. Những lồng bè bị đánh vỡ tan để lại một hình ảnh tan hoang và tiêu điều tại những bờ biển. Thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng khi các lồng nuôi chủ yếu là các loài cá giá trị cao như cá song, cá vược hoặc cá chim vàng.

Bên cạnh đó, siêu bão Yagi cũng gây ra thiệt hại không nhỏ tới các hộ nuôi trồng thủy sản ở các ao, hồ. Việc mưa lớn kèm giông tố làm cho mực nước trong ao dâng cao. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng như nước ao bị ô nhiễm, nồng độ pH giảm, các loài nuôi dễ bị bệnh,.. Đặc biệt là nước dâng cao gây thất thoát đàn thủy sản. Có thể kể đến việc xổng mất hai con cá sấu ở Yên Bái gây xôn xao và lo lắng cho đời sống người dân.

Khắc phục thiệt hại sau siêu bão Yagi đối với ngành nuôi trồng thủy sản

Siêu bão Yagi đã qua đi, nhưng thiệt hại mà nó để lại là không thể đong đếm cả về người và của. Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là chung tay khắc phục hậu quả mà bão để lại. Đối với người dân nuôi trồng thủy sản ven biển, sau đây là một vài cách khắc phục hậu quả sau bão:

  • Thu gom, xử lý rác thải, thủy sản chết: Đảm bảo việc xử lý đúng quy định, tránh ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vùng ven biển.
  • Thống kê và đánh giá thiệt hại: Tổng hợp nhu cầu và kịp thời hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng, đồng thời xây dựng kế hoạch khôi phục nuôi trồng thủy sản, đảm bảo cung cấp đủ yếu tố như con giống, thức ăn, vật tư chăn nuôi,.
  • Nắm bắt kỹ thuật phục hồi: Chăm sóc đàn thủy sản còn lại, sửa chữa lồng bè, ao nuôi bằng các vật liệu bền vững. Tận dụng tối đa những gì còn sót lại để giảm thiểu thiệt hại.
  • Quan trắc và giám sát môi trường nước: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật thông tin về tình trạng môi trường trên các phương tiện thông tin, đặc biệt là quan tâm đến chất lượng nguồn nước khu vực nuôi trồng hiện tại.

Đối với người chăn nuôi thủy sản ở các ao nuôi hoặc các khu vực sông, hồ, AgriHT cũng có một vài lời khuyên để mọi người tập trung khắc phục thiệt hại hậu siêu bão Yagi:

  • Tập trung gia cố lại hệ thống bờ ao, ven bờ ao và hệ thống thoát nước, tháo bớt nước trong ao nuôi để tránh ngập lụt và có thể kiểm soát được chất lượng nguồn nước.
  • Kiểm soát chặt chẽ thức ăn: Sau khi mưa bão chấm dứt hoàn toàn mới cho thủy sản ăn trở lại với định mức chỉ 30 – 50% so với bình thường.
  • Tăng cường bổ sung các khoáng chất, vitamin và men vi sinh để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
  • Đề phòng việc nước mưa làm thay đổi độ mặn, độ pH, nồng độ oxi,… trong ao nuôi, cần thường xuyên theo dõi để kịp thời xử lý, tránh để nguồn nước bị ô nhiễm.

Siêu bão Yagi đã qua đi nhưng những mất mát và thiệt hại mà nó gây ra sẽ phải mất rất lâu để có thể khắc phục. Đặc biệt với bà con nuôi trồng thủy sản, những thiệt hại là không thể đong đếm được. Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn đồng lòng, chung tay hỗ trợ người dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn. Hi vọng mọi người sớm vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và sẽ có những vụ mùa bội thu.

 

Giải pháp từ AgriHT:

Với mong muốn giúp người chăn nuôi chủ động trong việc kiểm soát chất lượng nước ao nuôi, lượng thức ăn,… bằng cách áp dụng công nghệ cao vào ngành nuôi tôm nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung, Nông nghiệp thông minh AgriHT đã phát triển và chế tạo thành công Hệ thống nuôi trồng thủy sản tự động với mã sản phẩm HT-08 giúp quản lí chất lượng nước và tự động hóa một số công việc lặp lại thường ngày như cho vật nuôi ăn, thao tác với máy sục khí, kiểm soát chất lượng nước,…

 

nuôi trồng thủy sản thông minh

Hệ thống ứng dụng các công nghệ tiên tiến như tích hợp nhiều loại cảm biến với độ nhạy cao, Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT), đặc biệt là Internet of Things (IoT) giúp kiểm soát giám sát nước ao 24/24 qua điện thoại thông minh, phát hiện những mối nguy hại cho nguồn nước một cách nhanh chóng nhất, dữ liệu nuôi trồng được lưu trữ và quản lý một cách an toàn giúp người chủ nuôi có thể theo dõi sự phát triển của thủy sản, đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định thông minh về quản lý,…

Như vậy, với Hệ thống nuôi trồng thủy sản tự động giờ đây người chăn nuôi thủy sản không cần quá bận tâm về các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát lượng thức ăn chăn nuôi,… mà vẫn đảm bảo được môi trường ao nuôi được an toàn và vệ sinh. Qua đó, không chỉ bệnh đốm đen trong nuôi tôm mà các loại bệnh liên quan đến môi trường nước khác cũng được phòng ngừa và kiểm soát triệt để.

Mua hàng : Tại đây 

Chi tiết vui lòng liên hệ:
Email: 01234trieuda@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepthongminhHT
Liên hệ:   https://agriht.com/lien-he/

Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: Định Công- Hoàng Mai- Hà Nội
  • Cơ sở 2: Buôn Ma Thuột- Đắk Lắk

Số điện thoại:

  • Triệu:  038 243 8882
  • Quân: 036 497 2241

 

 

 

Cảm ơn bạn đã theo dõi AgriHT.Com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0382438882