Hiện nay, nhiều vấn đề xã hội cần được quan tâm, điển hình trong số đó là vấn đề an toàn thực phẩm. Vấn đề rau sạch luôn là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với các bà nội trợ. Với mô hình trồng rau thủy canh, bà con có thể tự trồng rau tại nhà mà không cần dùng tới đất, mang lại nguồn rau sạch, xanh quanh năm. Vậy mô hình thủy canh dùng trụ đứng là gì? Ưu điểm và nhược điểm của mô hình ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này qua bài viết dưới đây!
Mô hình thủy canh trụ đứng là gì?
Thủy canh trụ đứng là một phương pháp trồng rau mà cây trồng không cần sử dụng các chất dinh dưỡng tới từ đất. Với mô hình này, cây trồng được trồng tại các rọ xếp xung quanh một trụ đứng có đường kính tùy chỉnh và sử dụng dinh dưỡng thuỷ canh được cung cấp từ các bể chứa được đặt ngay dưới trụ.
Trên thị trường có 2 dạng thuỷ canh trụ đứng thường gặp là dạng thông thường và trụ khí canh.
- Với mô hình trụ thủy canh trụ đứng thông thường, dinh dưỡng sẽ được bơm từ phần bể chứa lên đỉnh trụ sau đó chảy thành các dòng chảy đi qua các rọ thủy canh. Phần dinh dưỡng chưa được cây trồng hấp thụ sẽ chảy ngược về bể chứa và được bơm lên lại đỉnh trụ. Cứ như vậy, rễ của cây trồng sẽ luôn trong trạng thái đảm bảo nguồn dinh dưỡng để phát triển tối ưu nhất.
- Dạng trụ đứng thứ 2 là khí canh (hay còn gọi là Aeroponics). Phương pháp này là một dạng khác của thuỷ canh. Khi trồng bằng phương pháp khí canh, cây trồng cũng không cần sử dụng dinh dưỡng từ đất mà dùng nguồn dinh dưỡng nhân tạo từ dung dịch thuỷ canh. Điểm khác biệt của phương pháp này so với thuỷ canh trụ đứng thông thường là dinh dưỡng sẽ được tiếp xúc với rễ cây dưới dạng phun sương. Điều này giúp rễ cây thoáng khí và có nhiều không gian phát triển hơn. Hạn chế tối đa được tình trạng thối rễ cho cây.
Cấu tạo của mô hình thủy canh trụ đứng
Một hệ thống thủy canh trụ đứng điển hình bao gồm các thành phần chính sau:
- Trụ trồng có thể được làm từ nhựa PVC, được thiết kế có nhiều lỗ nhỏ với đường kính khác nhau để cố định rọ trồng
- Bể chứa dung dịch thường có đường kính lớn hơn đường kính của trụ trồng
- Rọ trồng thường được làm từ xốp hoặc vải không dệt, giúp cố định thân và rễ cây
- Hệ thống cấp nước hồi lưu gồm: Bơm, đường ống dẫn nước
- Đối với hệ thống khí canh sẽ có thêm vòi phun sương ở phía trên bể
Ngoài ra cũng giống hệ thống thuỷ canh khác, để hoàn thành một vụ trồng rau bạn cần chuẩn bị hạt giống, dinh dưỡng và giá thể trồng
Ưu và nhược điểm của thủy canh trụ đứng
Ưu điểm
- Tiết kiệm diện tích một cách tối đa nhờ việc tận dụng trồng rau theo không gian thẳng đứng, đồng thời có thể lắp đặt một cách linh hoạt hệ thống trụ thủy canh, kể cả với không gian nhỏ hẹp.
- Nâng cao năng suất: Sử dụng phương pháp này giúp cây trồng hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng, từ đó phát triển nhanh, cho hiệu suất cao và ổn định
- Tiết kiệm nước: Dòng nước vận động hồi lưu trong trụ khép kín, giảm thiểu được tình trạng thoát hơi nước và nước chảy ra bên ngoài, giúp tiết kiệm tối đa lượng nước tưới
- Tiết kiệm công chăm sóc: Với mô hình này bạn sẽ giảm được thời gian tưới nước, diệt trừ sâu bệnh và bón phân cho cây.
Nhược điểm
- Chi phí đầu tư cao: Các trụ khí canh có chi phí không nhỏ. Vì vậy so với mô hình trồng rau truyền thống, bạn sẽ cần bỏ một khoảng chi phí khá lớn để đầu tư cho mô hình này
- Còn hạn chế với một số loại cây: Mô hình trụ khí canh thích hợp để trồng các loại rau củ hoặc các loại cây có độ cao không quá lớn. Còn đối với những loại cây có chiều cao từ trên 80cm thì mô hình này không thực sự thích hợp.
Tổng kết
Thủy canh trụ đứng là một hệ thống trồng rau hiện đại, mang lại nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn cho người trồng. Hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc xây dựng và vận hành một vườn rau thủy canh tại nhà. Chúc các bạn thành công với vườn rau của mình!
———————————-
Hỗ trợ tư vấn giải pháp tự động hóa nông nghiệp ‘‘AgriHT-Nông nghiệp thông minh HT’‘