Than sinh học: Vai trò to lớn trong canh tác nông nghiệp

Vai trò của than sinh học

Than sinh học được xem là ‘vàng đen’ cho sản xuất nông nghiêp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn, giảm phát thải. Tiềm năng than sinh học hiện rất lớn từ phụ phẩm nông nghiệp. Trong những năm gần đây, than sinh học (TSH) ngày càng nhận được sự chú ý như là một vật liệu thân thiện với môi trường, đặc biệt trong chiến lược giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Than sinh học là gì?

Than sinh học (biochar) là một sản phẩm được tạo ra trong quá trình nhiệt phân (pyrolysis) các vật liệu hữu cơ trong môi trường yếm khí hoặc nghèo oxy, có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường đất và làm tăng lượng cacbon lưu giữ trong đất, giảm cacbon phát thải vào khí quyển, có ảnh hưởng tích cực đến sức sản xuất.

Than sinh học giàu các bon, có cấu trúc xốp với diện tích bề mặt riêng cao, với cấu trúc đặc biệt này đã được chứng minh là có khả năng tăng lên trong nước và có khả năng giữ dinh dưỡng trong đất.

Than sinh học trong canh tác nông nghiệp

Nhiều nhà khoa học trên thế giới khuyến khích bổ sung than sinh học cho đất bởi vì nó không chỉ có thể giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách cô lập các bon từ không khí vào đất mà còn cải thiện tính chất của đất và nâng cao độ phì đất bằng cách cải thiện độ ẩm và duy trì chất dinh dưỡng và tăng sự hoạt động của vi khuẩn do đó làm tăng năng suất cây trồng. 

Một số loại sinh khối là nguồn nguyên liệu cho sản xuất than sinh học như dăm gỗ, phân động vật, phế thải từ cây trồng như rơm rạ, trấu,… Những tiềm năng lợi ích đa dạng này kết hợp với việc TSH có thể sản xuất từ ​​một loạt các sinh khối nên nó có thể coi là một công cụ có thể mang lại hiệu quả cả về chi phí và hiệu quả xử lý môi trường.

Lợi ích của than sinh học trong nông nghiệp

Cacbon trong than sinh học có thể tồn tại trong đất trên quy mô và thời gian dài. Ngoài cacbon cô lập riêng trong than sinh học, than sinh học kết hợp trong đất cũng cung cấp nhiều lợi ích về khí hậu và tiềm năng khác như:  Than sinh học có thể cải thiện độ phì nhiêu của đất, kích thích tăng trưởng thực vật; làm giảm lượng phân bón: than sinh học có thể làm giảm nhu cầu phân bón hóa học, dẫn đến lượng khí thải và các khí thải từ quá trình sản xuất phân bón giảm. 

Ứng dụng của than sinh học trong nông nghiệp
Ứng dụng than sinh học trồng cây giống

Giảm khí thải oxit nito (N2O) và mêtan (CH4) hai khí thải nhà kính mạnh nhất của đất nông nghiệp; có thể làm tăng tuổi thọ của vi sinh vật trong đất dẫn đến lưu trữ cacbon cao hơn trong đất; giảm lượng khí thải từ các nhiên liệu: Chuyển đổi chất thải nông nghiệp và lâm nghiệp thành than sinh học có thể tránh CO2 và CH4 và phát thải khác được tạo ra bởi sự phân hủy tự nhiên hoặc đốt các chất thảii;

Năng lượng thay thế mới: Năng lượng và nhiệt và các chất khí tạo ra trong quá trình sản xuất than sinh học có thể được sử dụng để thay thế năng lượng từ các nhiên liệu hóa thạch.

Việc ứng dụng than sinh học tại Việt Nam sẽ giúp hướng đến mục tiêu “Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải nhà kính 10% so với năm 2020”, cùng với đó là thúc đẩy thương mại hóa công nghệ nhiệt phân tại Việt Nam, chuyển đổi chất thải nông nghiệp (vỏ trấu, vỏ cà phê) thành năng lượng sạch và than sinh học có giá trị cao.

Tiềm năng của sản xuất than sinh học tại Việt Nam

Sản xuất than sinh học có quy trình công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, dễ nhân rộng quy mô. Nhờ bề mặt riêng lớn, cấu trúc lỗ rỗng, hàm lượng pH phù hợp để cải tạo đất phèn cùng độ dẫn điện EC cao. Than sinh học từ trấu nâng cao sức khỏe đất toàn diện ở phương diện lý, hóa và sinh.

Giải pháp than sinh học cùng với phân hữu cơ, giun đất tạo thành bức tường vững chắc duy trì và phục hồi chất lượng đất, đóng góp vào việc giữ gìn an ninh lương thực. Ứng dụng sản xuất than sinh học cải thiện chất lượng đất là phù hợp với phát triển nền nông nghiệp bền vững. 

Sản xuất than sinh học từ thân cây xương rồng

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn trong việc sản xuất than sinh học (biochar) nhờ vào nguồn phụ phẩm nông nghiệp dồi dào và nhu cầu ngày càng tăng về nông nghiệp bền vững. Cụ thể:

  • Nguồn nguyên liệu phong phú: Việt Nam sản xuất lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, vỏ trấu, mùn cưa, vỏ cà phê, vỏ sắn… Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mỗi năm ước tính có khoảng 3,9 triệu tấn rơm và 724.000 tấn trấu sau thu hoạch. Tuy nhiên, phần lớn lượng phụ phẩm này hiện bị đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường.
  • Công nghệ và mô hình sản xuất đang phát triển: Việt Nam đang triển khai các mô hình sản xuất than sinh học quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ nhiệt phân để chuyển đổi phụ phẩm nông nghiệp thành than sinh học. Ví dụ, tại tỉnh Gia Lai, đã có nghiên cứu phát triển mô hình sản xuất than sinh học từ phụ phẩm cà phê nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
  • Lợi ích kinh tế và môi trường: Than sinh học giúp cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng và giảm nhu cầu sử dụng phân bón. Ngoài ra, việc sản xuất và sử dụng than sinh học còn góp phần giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới nông nghiệp phát thải thấp.

Quy trình ứng dụng than sinh học vào từng nền đất canh tác

Ứng dụng than sinh học từ trấu khi đưa vào đất sẽ cải thiện được độ tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, dinh dưỡng, tăng cường hữu cơ và hoạt động của hệ vi sinh vật nhờ đó, cây trồng phát triển bền vững.

Cây rau màu bón theo liều lượng 1 kg/m2  than sinh học và phân hữu cơ ủ trong 2-4 tuần. Cây lương thực khoảng 0,3-1 kg/m2 hỗn hợp  trên, cây công nghiệp 1-2 kg/gốc, cây kiểng 5-10%,…

Có thể sản xuất than sinh học trộn với đất canh tác trong 2-4 tuần để than sinh học bão hòa được bón lót vào đất theo hàng canh tác hoặc quanh tán. Càng ủ hoạt hóa trong đất dài càng tích lũy được nhiều vi sinh vật hiếu khí.

Trộn than với phân hữu cơ trong 2-4 giúp nâng cao chất lượng than, cây trồng có đủ dinh dưỡng từ đầu, giúp cây tăng sinh trưởng và phát triển mạnh.

Than sinh học trộn với phân bò sinh khối trùn quế …sẽ giúp than hấp thụ thuốc trừ sâu tồn dư trong đất tốt hơn. Tăng hiệu quả khử độc cho đất, việc phục hồi sinh thái đạt kết quả.

Tổng quan

Than sinh học không chỉ là một loại vật liệu cải tạo đất đơn thuần, mà còn là giải pháp nông nghiệp thông minh, giúp nâng cao năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí đầu vào và bảo vệ môi trường. Với nguồn nguyên liệu dồi dào từ phụ phẩm nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất và ứng dụng than sinh học một cách rộng rãi. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững, than sinh học chính là một hướng đi đầy triển vọng cho nhà nông và doanh nghiệp nông nghiệp hiện đại.

THÔNG TIN LIÊN HỆ TƯ VẤN TRỰC TIẾP.

CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH AGRIHT

Cảm ơn bạn đã theo dõi AgriHT.Com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


This will close in 0 seconds