Gạo ST25 – Hạt ngọc trời của Đồng Bằng sông Cửu Long

gạo ST25 - gạo ông Cua

Trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam chúng ta, chắc hẳn không thể thiếu được món cơm đầy quen thuộc. Song, bạn có biết nước ta sở hữu một giống gạo được quốc tế công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới, hương vị cơm được nấu từ loại gạo này có khiến bạn không thể quay trở lại với loại gạo thông thường được nữa. Đó chính là giống gạo ST25 hay còn được biết đến với tên gọi gạo Ông Cua. Vậy tại sao giống gạo này lại có tên gọi như  vậy, có điều gì ở loại gạo này mà lại khiến nó đặc biệt đến thế? Hãy cũng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về gạo ST25

Nguồn gốc của giống gạo ST25

ST25 là một giống lúa thuộc dòng lúa thơm đặc sản Sóc Trăng được nghiên cứu bởi kĩ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự, loại gạo thu hoạch từ nó đã được công nhận là ngon nhất thế giới năm 2019 và năm 2023 tại Philippines. Vì thế nên chữ ST ở đây chính là viết tắt của từ Sóc Trăng – nơi mà giống lúa này được nghiên cứu và sản xuất, còn số 25 là để phân biệt giữa các giống lúa ST. Đây là giống lúa đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng vùng đồng bằng sông Cửu Long vì kháng mặn tốt, khả năng phòng sâu bệnh cao.

Kĩ sư Hồ Quang Cua - cha đẻ của giống lúa ST25
Kĩ sư Hồ Quang Cua – cha đẻ của giống lúa ST25

Đặc tính của gạo ST 25

  • Gạo ST25 được gieo trồng ở ruộng nuôi tôm nên không có thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Hạt gạo ST25 thon dài, trắng trong, không bị bạc bụng hạt. Khi ngửi sẽ có mùi thơm như mùi cốm. Cơm nấu từ gạo ST25 rất ngon, dẻo và có vị ngọt. Đặc biệt, loại gạo này có hàm lượng protein cao nên phù hợp với người mắc bệnh đái tháo đường, cả người già và trẻ em.
  • Điểm để gạo ST25 trở nên đặc biệt đó chính là nhờ vào thành phần dinh dưỡng chứa bên trong từng hạt gạo. Hàm lượng protein trong gạo cao gấp 10 lần so với hạt gạo thông thường, cùng với đó chứa chất xơ, magie.
Hạt gạo ST25 thon dài, trắng trong
Hạt gạo ST25 thon dài, trắng trong

Các loại gạo ST25

Gạo St25 đã vươn ra thế giới nhưng vẫn có không ít người chưa thể phân biệt được giữa các loại gạo ST25 này. Có tới 4 loại ST25 được nuôi trồng và chế biến khác nhau: 

  • ST25 chuẩn: là loại được trông bằng phương pháp của các cụ ngày xưa hay làm, được 2 vụ một năm và có mức giá thấp nhất
  • ST25 lúa tôm: sở dĩ có tên gọi này bởi cây lúa được trông trên vùng nước lợ. Trong mùa khô, nguồn nước mặn thì người sẽ dùng để nuôi tôm. Khi mùa mưa xuống, nước mưa sẽ rửa phần mặn đó đi thì người ta sẽ trồng lúa. Nuôi tôm và trồng lúa cộng sinh với nhau nên khi thu hoạch sẽ cho ra một loại gạo chất lượng cao. Tôm sống ở bên dưới vì vậy phân của tôm khi thải ra sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cực tốt để nuôi cây lúa Chính vì vậy lúa sinh trưởng tốt và đạt chất lượng rất cao. Ngược lại, sau khi thu hoạch lúa, thân và rễ của lúa sẽ bị phân hủy, kích thích rất nhiều các nguồn vi sinh vật làm thức cho tôm, từ đó giúp con tôm sinh trưởng tốt và khỏe mạnh. Chính vì thế, mô hình này còn được gọi là “Mô hình con tôm nó ôm đến cây lúa”. Đây là mô hình nuôi trồng cực kì sạch vì không thể sử dụng hóa chất, bởi nếu dùng hóa chất thì sẽ chết tôm hoặc chết lúa ngay. Chính vì vậy, một năm chỉ được có một vụ lúa nên giá cả của ST25 lúa tôm khá là cao.
  • ST25 mầm Gaba: về nuôi trồng thì mô hình giống với ST25 lúa tôm nhưng hạt lúa sau khi thu hoạch thì sẽ được ủ trong vòng 22 tiếng cho đến khi nhú mầm. Gạo mầm sau đó sẽ được sấy khô và đóng gói. Hoạt chất gaba ở trong loại gạo này được quảng cáo là có tác dụng đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của não bộ và các neurone thần kinh, giúp cho người dùng giảm triệu chứng lo lắng, ngủ ngon hơn, tốt cho tim mạch.
  • ST25 hữu cơ: đây cũng là một loại gạo được canh tác theo mô hình lúa tôm nhưng với tiêu chuẩn hữu cơ. Để được xuất khẩu, loại gạo này phải trải qua các xét nghiệm vô hình nghiêm ngặt của Mỹ và Châu Âu để được chứng nhận là loại gạo sạch, không hề bị biến đổi gen.

Cách nấu gạo ST25

Để giữ được hương vị thơm ngon và mềm dẻo chuẩn vị của gạo ST25 thì cũng cần có cách nấu khác so với loại gạo thông thường. Bạn có thể tham khảo cách nấu sau:

  • Bước 1: Lấy một lượng gạo theo khẩu phần ăn cho vào nồi cơm điện ( hoặc nồi niêu, nồi gang, …).
  • Bước 2: Vo gạo với nước sạch. Lưu ý không nên vo quá kỹ vì sẽ làm mất mùi hường cũng như thành phần dinh dưỡng của hạt gạo.
  • Bước 3: Cho nước vào theo tỉ lệ 1:1 (nghĩa là đong một bát gạo thì đong một bát nước tương ứng)
  • Bước 4: Khi cơm chín, bạn dùng muỗng xới cơm đều lên. Sau đó đậy nắp nồi cơm lại để cơm chín thêm khoảng 10 phút nữa.

Cơm từ gạo ST25 có thể ăn kèm với các món ăn thường nhật, thậm chí chỉ cần ăn riêng cơm trắng bạn cũng thấy rất ngon và đưa miệng. 

Niêu cơm mềm dẻo từ loại gạo ST25
Niêu cơm mềm dẻo từ loại gạo ST25

Bảo quản đúng cách

  • Bảo quản gạo nơi khô ráo, thoáng mát (có thể sử dụng tủ gạo, thùng nhựa hoặc túi vải có nắp đậy kín)
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời (tránh làm gạo bị mất hương thơm và chất dinh dưỡng)
  • Đậy kín miệng bao bì sau khi sử dụng ngăn ngừa côn trùng, mối mọt xâm nhập và làm hỏng gạo.
  • Không nên bảo quản gạo trong tủ lạnh hoặc tủ đông tránh làm gạo bị khô cứng và mất hương thơm.

———————————-

Hỗ trợ tư vấn giải pháp tự động hóa nông nghiệp ”AgriHT-Nông nghiệp thông minh HT”
📞Hotline: 038.243.8882 (Mr Triệu)
📌Địa chỉ: Tòa C7, Đại học Bách Khoa, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Cảm ơn bạn đã theo dõi AgriHT.Com

One thought on “Gạo ST25 – Hạt ngọc trời của Đồng Bằng sông Cửu Long

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This will close in 32 seconds


This will close in 0 seconds